Cần chuẩn bị gì cho phần thi SAT Writing and Language?

SAT Writing & Language Test là phần thứ hai trong bài thi SAT, kiểm tra thí sinh về cả ngữ pháp và cách sử dụng ngôn ngữ hiệu quả. Phần thi này bao gồm 44 câu hỏi trong 35 phút, có nghĩa là bạn chỉ có ít hơn một phút để hoàn thành mỗi câu hỏi. Mặc dù thời gian khá ngắn nhưng với cách tiếp cận phù hợp và sự chuẩn bị kĩ càng, bạn vẫn có thể hoàn thành phần thi này một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Dưới đây là một số chiến thuật bạn cần chuẩn bị kỹ nếu muốn đạt điểm cao cho phần thi SAT Writing & Language.

  1. Học tốt ngữ pháp và dấu câu:

Gần một nửa số câu hỏi trong phần thi SAT Writing & Language sẽ yêu cầu thí sinh sửa các lỗi ngữ pháp hoặc lỗi trong cách sử dụng dấu câu. Do đó bạn nhất thiết phải nắm vững những quy tắc về ngữ pháp và dấu câu thường thấy trong bài thi và cách sử dụng chúng.

  • Ngữ pháp:

Để chuẩn bị, bạn hãy tập trung vào tất cả những quy tắc ngữ pháp quan trọng, thường xuyên xuất hiện như thì của động từ, cấu trúc song song, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ, quy ước chủ ngữ-động từ, cụm phó từ, cụm giới từ…

Có nhiều câu trong phần SAT Writing & Language khá dài hoặc bao gồm các cụm từ không phổ biến. Có những câu nghe có vẻ kỳ lạ nhưng không có nghĩa là câu sai. Tương tự, có những câu mắc những lỗi ngữ pháp phổ biến đến mức khiến nhiều bạn thí sinh lại nghĩ là câu đúng. Do đó việc nắm chắc các quy tắc ngữ pháp và cách sử dụng, kết hợp với thường xuyên thực hành là điều vô cùng cần thiết khi ôn luyện.

  • Các dấu câu:

Mỗi đoạn văn trong phần SAT Writing & Language Test sẽ có khoảng hai câu hỏi kiểm tra về dấu câu và thí sinh cần sử dụng kỹ năng sử dụng chấm câu của mình để trả lời. Dưới đây là tóm tắt về một số quy tắc dấu câu quan trọng:

+ Dấu phẩy (,) được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau nhưng trong bài thi SAT kiểm tra bốn cách sử dụng chính sau:

  • Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau. (Vd: apples, bananas, and oranges)
  • Tách hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập bằng liên từ FANBOYS (For, And, Nor, But, Or, Yet, So) (Vd: My mom was going to pick me up from school, but my dad came instead.)
  • Đặt thông tin giới thiệu từ phần còn lại của câu (Vd: In 2008, the Phillies won the World Series.)
  • Đưa ra thông tin mô tả thêm bên trong hoặc ở cuối câu (Vd: I ran across the floor, which was painted with school colors, to meet Steve. OR I ran across the floor to meet Steve, who greeted me with a high five.)

+ Dấu chấm phẩy (;) được sử dụng để nối hai mệnh đề độc lập mà không cần sử dụng kết hợp liên từ FANBOYS. Các câu ở cả hai vế của dấu chấm phẩy đều hoàn chỉnh và có thể đứng riêng. (Vd: I entered the competition early; however, I decided to withdraw a week later.)

+ Dấu hai chấm (:) được sử dụng để giới thiệu và / hoặc nhấn mạnh các cụm từ ngắn, trích dẫn, giải thích, ví dụ hoặc danh sách. Phần của câu trước dấu hai chấm phải là một mệnh đề độc lập. (Vd: The greatest obstacle to completing my homework was imminent: the finale of Grey’s Anatomy.)

+ Dấu gạch ngang (-) có 2 mục đích chính:

  • Chỉ ra một sự lưỡng lự / đứt quãng trong suy nghĩ (Vd: I saw John the other day and he looked great—no, it was actually Greg.)
  • Đặt ra một ví dụ giải thích hoặc một danh sách từ liên quan trong phần còn lại của câu. (Vd: Many facets of Jill’s personality—among them empathy, respect, and kindness—make her a great friend and human being.)

+ Dấu nháy đơn (‘) cũng có 2 mục đích chính:

  • Cho biết quyền sở hữu (Vd: Bob’s book, my friends’ phones)
  • Dạng rút gọn của từ (Vd: there’s the rabbit, it’s important, who’s in charge)
  1. Học cách diễn giải biểu đồ, số liệu, bảng biểu:

Trong 3 phần thi Viết của SAT sẽ xuất hiện khá nhiều những biểu đồ, bảng biểu. Do vậy, bạn cần ôn tập kĩ cách đọc biểu đồ, bảng biểu, nhuần nhuyễn kĩ năng diễn giải và phân tích số liệu.

Có những câu hỏi sẽ kiểm tra xem bạn đã diễn giải đúng những thông tin được đưa ra trên biểu đồ hay không. Do đó hãy chú ý đến một số quy tắc sau:

  • Chú ý đến các đơn vị đo lường xuất hiện dưới trục hoặc trên biểu đồ;
  • Chú ý các tỉ lệ đối với dạng biểu đồ có trục hoành, trục tung;
  • Chú ý các phần chú thích của biểu đồ nếu có, có rất nhiều thông tin quan trọng được lưu ý ở phần chú thích của biểu đồ;
  • Chú ý đến xu hướng của biểu đồ (tăng, giảm…).
  1. Học từ vựng

Rất nhiều các từ vựng trong đề thi Viết của SAT là các từ ngữ, thuật ngữ mà có thể bạn chưa hề nghe qua hoặc ít được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Nhưng cũng có thể lại là các từ thông dụng nhưng có nhiều nghĩa tùy thuộc theo ngữ cảnh.

Ở trong phần thi này, bạn sẽ có thể gặp khoảng ba câu hỏi yêu cầu thay thế bằng từ đồng nghĩa trong bài. Do đó việc luyện tập kĩ năng đoán nghĩa của từ là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phần Writing cũng có những câu hỏi yêu cầu bạn giải thích nghĩa của từ đã cho hoặc yêu cầu tổng hợp, diễn giải ý nghĩa của đoạn văn bằng một từ hoặc một cụm từ duy nhất.

Hãy chú ý sắc thái và sự thay đổi nghĩa của từ khi ở trong các ngữ cảnh khác nhau vì có những từ được dung với nghĩa này ở đoạn văn này nhưng lại có nghĩa khác ở đoạn văn khác. Cá biệt sẽ có một số từ phổ biến nhưng lại được sử dụng theo cách không giống bình thường.

  1. Học kĩ năng suy luận

Bạn không nên làm phần thi SAT Writing theo cảm tính quá nhiều. Mặc dù phần thi thiên về ngữ pháp, từ vựng, nhưng cũng cần được giải quyết có logic.

Những câu hỏi suy luận yêu cầu bạn phát triển ý tưởng từ những thông tin trong đoạn vặn cho sẵn hoặc bổ sung thêm câu để củng cố ý của đoạn văn. Hay như khi luyện tập dạng bài loại trừ, hãy suy luận lý do loại đáp án chứ không nên loại chỉ vì đáp án “có vẻ sai". Nếu cả hai câu trả lời đều đúng về mặt ngữ pháp, hãy suy luận và chọn câu trả lời ngắn gọn xúc tích hơn.

 

 

 

1
Chat với chúng tôi