Đọc hiểu theo phương pháp lập sơ đồ đoạn văn

Lập sơ đồ đoạn văn (passage mapping) là một kỹ thuật giúp cải thiện trí nhớ và nhanh chóng hướng dẫn bạn tìm được câu trả lời chính xác khi làm phần đọc hiểu. Nhiều thập kỷ nghiên cứu tâm lý học nhận thức đã chỉ ra việc tổ chức, sắp xếp thông tin ngay từ lần đọc đầu tiên giúp cải thiện khả năng nhớ lại của bạn.

Bước đầu tiên của phương pháp này đối với bài đọc đó là Đọc chủ động – nghĩa là đặt câu hỏi, ghi chép trong khi đọc. Chúng ta gọi những ghi chú này là sơ đồ đoạn văn. Bởi lẽ sơ đồ này sẽ dẫn dắt bạn đi qua nội dung toàn bài và đưa bạn tới những câu trả lời đúng.

Khi lập sơ đồ đoạn văn, hãy lưu ý và ghi lại những điểm sau:

  • Ý chính của cả đoạn hay câu chủ đề; 
  • Những thay đổi hoặc chuyển biến về định hướng trong logic đoạn văn;
  • Ý kiến của riêng tác giả, hoặc các ý kiến khác mà tác giả trích dẫn; 
  • Giọng điệu và mục đích của tác giả. 

Thí sinh ban đầu thường phàn nàn rằng lập bản đồ đoạn văn sẽ mất thêm thời gian trong khi phần thi đọc hiểu đã quá dài khiến họ cảm thấy khó đủ khả năng để thêm các bước bổ sung. Đúng là lập bản đồ đoạn văn là một bước bổ sung và ban đầu có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhưng một khi bạn thường xuyên thực hành và tìm ra phong cách phù hợp với mình, nó sẽ trở thành một biện pháp vô cùng hữu hiệu. Hơn thế nữa, có một sơ đồ đoạn văn để tham khảo đồng nghĩa bạn không cần đọc lại các phần của đoạn văn khi đến bước trả lời câu hỏi, và sẽ dễ dàng dự đoán câu trả lời đúng hơn.

Lập sơ đồ đoạn văn có thể giúp bạn tóm tắt nội dung gọn gàng, nắm rõ thông tin và bối cảnh. Lưu ý trong phần này bạn cần phải xác định thể loại đoạn văn, ghi chép, khoanh các từ khóa và gạch chân những cụm từ chính. Cuối mỗi đoạn, hãy ghi chú lại các điểm chính của tác giả.

Ví dụ một sơ đồ mẫu về đoạn văn viết về mối quan hệ giữa Ben Franklin (BF) and Thomas Jefferson (TJ) được lập như sau:

   1. General biography + history of the two persons.

   2. Similarities

  • Upbringing
  • Neither has a Broadway musical named after them.

   3. Differences

  • Attitudes toward federal government

   4. Friendship between BF and TJ

  • Collaboration on the constitution

Phương pháp này còn giúp bạn trả lời các câu hỏi ngay cả khi bạn gặp phải chủ đề không quen thuộc. Điều này giống như một chiến lược giúp bạn chia nhỏ vấn đề thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Đặc biệt trong những tình huống căng thẳng cao độ, bạn có thể dễ dàng đọc nốt toàn bộ đoạn văn trước khi nhận ra bạn đã không nhớ những gì bạn vừa đọc. Ghi chú trong khi đọc buộc bạn phải chú ý và giúp bạn nhớ những gì đã đọc.

Cuối cùng, đừng quên sau mỗi đoạn, tạm dừng một giây và tóm tắt lại đoạn đó trong một câu. Tiết kiệm thời gian bằng cách viết ra các phần chính của câu đó bằng bất kì cách viết tắt nào mà bạn hiểu được. Bạn cũng đừng quên để ý các từ khóa và bất kỳ từ nào mà bạn không quen thuộc.

Chúc các bạn có một kì thi thành công!

 

1
Chat với chúng tôi